“Bong bóng” chưa thể vỡ
Có thể thấy sự khó khăn hiện tại của thị trường BĐS là sự khan hiếm về nguồn vốn. Nếu như trước đây khi thị trường BĐS ăn nên làm ra, mọi người đua nhau đổ vốn đầu tư vào đây, thì nay thị trường này không còn hấp dẫn giới đầu tư nữa. Cùng với chính sách siết chặt tín dụng và lãi suất tăng cao khiến nguồn cung vốn cho thị trường này càng bị thu hẹp lại.
BĐS gặp khó, hệ thống ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng. Vì thực tế BĐS là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động ngân hàng bởi là lĩnh vực siêu lợi nhuận và là vật thế chấp “đáng tin” trong việc cấp tín dụng. Thậm chí, đối với các dự án, thì tài sản được dùng để thế chấp cũng phần lớn là BĐS với tỷ lệ lên tới 40-50%. Ngược lại, vì BĐS thu hút một lượng lớn vốn đầu tư, tín dụng và chi phí cơ hội của nền kinh tế với lợi nhuận cao, tăng liên tục trong thời gian dài nên khi bị xì hơi thì rõ ràng Do đó, chắc chắn giá BĐS giảm sẽ tác động đến hoạt động của hệ thống tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng.
Thị trường BĐS gặp trở ngại về vốn, hiện tượng bán tháo sản phẩm BĐS với giá rẻ dẫn đến nguồn cung cao hơn cầu, điều này khiến các doanh nghiệp kinh doanh BĐS lo lắng, họ cho rằng bong bóng BĐS Việt Nam đang “xì hơi”. Vừa qua “Diễn đàn đầu tư xây dựng và bất động sản Việt Nam – Kinh tế và triển vọng diễn ra vào 26/8 tại Hà Nội” theo các chuyên gia nhận định, giá BĐS hiện hành trên thị trường vẫn còn cao hơn giá cả sản xuất, do đó, các nhà đầu tư BĐS có thể giảm giá lên tới 20% nữa thì cũng chưa xuống dưới giá sản xuất. Do đó, có thể khẳng định thị trường BĐS chưa thể rơi vào tình trạng “vỡ bong bóng”.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay cần có sự nỗ lực hết mình của cả Chính Phủ và doanh nghiệp.
![]() |
Thị trường BĐS hiện nay là cơ hội cho những nhà đầu tư có tiền mặt dồi dào |
Nổ lực khôi phục thị trường BĐS
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, đề thị trường BĐS vượt qua những khó khăn hiện tại, từng bước ổn định và phát triển cần thiết phải có sự tham gia của cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân với hệ thống đồng bộ các giải pháp như chính sách tiền tệ cần được vận hành chặt chẽ, linh hoạt, nhất quán có kế hoạch phân bổ đều nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng ổn định có chất lượng. Từ đó nâng cao tính ổn định và chất lượng nguồn vốn tín dụng cho khu vực BĐS. Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản, tiếp đến là tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát hiệu quả dòng tín dụng vào BĐS cũng như tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị….
Đối với doanh nghiệp kinh doanh BĐS, trong bối cảnh hiện nay là cơ hội để sàng lọc, nếu doanh nghiệp nào đủ vững mạnh về tài chính và hướng đi đúng đắn sẽ bám trụ lại được, nếu doanh nghiệp nào thiếu cả tài chính lẫn định hướng sẽ bị loại khỏi thị trường.
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp chủ động nguồn tài chính mới, không như trước đây họ chỉ dựa vào vốn từ ngân hàng, thì nay các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn để bổ sung nguồn vốn như trao đổi, mua bán sáp nhập với những doanh nghiệp có tài chính mạnh. Theo ông Neil MacGregor – PGĐ điều hành Savills Việt Nam dự đoán tình hình sang năm 2012 sẽ diễn ra nhiều thương vụ mua bán sáp nhập mới.
Tuy hiện nay việc thiếu hụt nguồn hỗ trợ vốn từ các ngân hàng là một bất lợi trong lĩnh vực BĐS, nhưng cũng là giai đoạn có nhiều cơ hội chưa từng có cho những nhà đầu tư khác, đặc biệt là những nhà đầu tư có tiền mặt dồi dào.
![]() |
THEO PHONG THỦY |
![]() |
Tin tức nóng sốt trên thị trường bất động sản |
Cập nhật dự án mới nhất |
Tư vấn mẹo phong thủy, xu hướng thiết kế |
![]() |